Trau dồi tâm từ
Phải tập sống với tâm như tâm Phật (rộng lớn vô bờ bến), phải tập dứt ác và thể hiện tình thương rộng lớn. Thí dụ khi người chửi ta, ta thương họ mà tha thứ cho họ. Nhớ lời Phật dạy lấy tâm từ để diệt lòng sân hận.
Làm thế nào để thể hiện tâm từ vô biên? Phải thực tập, rèn luyện từng chút mới có được từ, bi, hỷ, xả. Nếu nghe chơi, và chẳng thực tập gì cả thì thật là mất thì giờ vô ích. Khi vào đạo Phật trước tiên chúng ta nhớ là phải thông hiểu.
Sau khi thông hiểu thì ta phải trau dồi (nhìn vào địa chỉ để mà đi). Khi chúng sanh đang mạnh giỏi mà ta thương yêu là ta ban lòng từ rộng lớn; còn khi chúng sanh bị nạn, đau khổ mà ta săn sóc, giúp đỡ là ta thực tập lòng bi.
Hàng ngày ta phải tránh né để cho chúng sanh sống an vui, ca hát là ta trau dồi lòng từ. Từ thuộc về nhân, khi chúng sanh không bị đau khổ; bi thuộc về quả khi chúng sanh đang bị đau khổ. Người ta đang sợ hãi mà ta đến trấn an là bi.
Nhường chỗ ngồi cho một bà già đang đi trên xe đò là từ. Lòng từ biến mãn khắp mười phương, khiến cho cỏ cây, vạn vật sống an vui, không có sự sát hại, gây khổ đau dù là vô tình giẫm, đạp lên côn trùng.
Có lòng từ thì không có tâm chấp chặt, chỉ có sự bình đẳng, thương yêu nhau xuất phát từ trong đáy lòng của ta. Bao giờ ta còn lầm chấp thân tâm này là ngã, là ta không có lòng từ bi thật sự. Muốn được thật sự có lòng từ bi thì hàng ngày ta phải trau dồi lòng từ bi thì ta mới có được lòng từ bi.
Nhờ đó mà bản ngã ta mới tiêu mòn và ta thấy trong vạn vật có mình, mà như không có mình. Ta cần phải có câu pháp hướng để thực tập. Đây là điều rất quan trọng, câu pháp hướng là ngọn đuốc soi đường ta đi.
Cần ghi nhớ ở đây không phải ta tu tập chánh niệm tỉnh giác định, mà là tu tập hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, tu tập tỉnh thức để thể hiện lòng từ bi.
Làm thế nào để thể hiện tâm từ vô biên? Phải thực tập, rèn luyện từng chút mới có được từ, bi, hỷ, xả. Nếu nghe chơi, và chẳng thực tập gì cả thì thật là mất thì giờ vô ích. Khi vào đạo Phật trước tiên chúng ta nhớ là phải thông hiểu.
Sau khi thông hiểu thì ta phải trau dồi (nhìn vào địa chỉ để mà đi). Khi chúng sanh đang mạnh giỏi mà ta thương yêu là ta ban lòng từ rộng lớn; còn khi chúng sanh bị nạn, đau khổ mà ta săn sóc, giúp đỡ là ta thực tập lòng bi.
Hàng ngày ta phải tránh né để cho chúng sanh sống an vui, ca hát là ta trau dồi lòng từ. Từ thuộc về nhân, khi chúng sanh không bị đau khổ; bi thuộc về quả khi chúng sanh đang bị đau khổ. Người ta đang sợ hãi mà ta đến trấn an là bi.
Nhường chỗ ngồi cho một bà già đang đi trên xe đò là từ. Lòng từ biến mãn khắp mười phương, khiến cho cỏ cây, vạn vật sống an vui, không có sự sát hại, gây khổ đau dù là vô tình giẫm, đạp lên côn trùng.
Có lòng từ thì không có tâm chấp chặt, chỉ có sự bình đẳng, thương yêu nhau xuất phát từ trong đáy lòng của ta. Bao giờ ta còn lầm chấp thân tâm này là ngã, là ta không có lòng từ bi thật sự. Muốn được thật sự có lòng từ bi thì hàng ngày ta phải trau dồi lòng từ bi thì ta mới có được lòng từ bi.
Nhờ đó mà bản ngã ta mới tiêu mòn và ta thấy trong vạn vật có mình, mà như không có mình. Ta cần phải có câu pháp hướng để thực tập. Đây là điều rất quan trọng, câu pháp hướng là ngọn đuốc soi đường ta đi.
Cần ghi nhớ ở đây không phải ta tu tập chánh niệm tỉnh giác định, mà là tu tập hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, tu tập tỉnh thức để thể hiện lòng từ bi.
Trích tại:
(4tâm)